Chào Phương, cảm ơn bạn đã gửi thư chia sẻ tới chúng tôi, Phòng Khám Đa Khoa Thái Hà xin phép được trả lời vấn đề của bạn như sau:
Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới trong chu kỳ kinh. Có người không bị đau bụng kinh, có người đau âm ỉ bụng dưới và có người thì đau bụng dữ dội làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và công việc. Việc làm thế nào để giảm các cơn đau ấy là điều mà chị e hết sức mong mỏi. Dưới đây là một số loại thuốc chữa trị đau bụng kinh để chị em tham khảo.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách chữa trị kinh nguyệt không đều
Thuốc chữa trị đau bụng kinh và cách dùng
Vì bạn Phương muốn được biết về các loại thuốc chữa trị đau bụng kinh và cách sử dụng chúng tôi khuyên bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để khám phụ khoa tại đó các bác sĩ mới có thể kê đơn thuốc giảm đau bụng kinh cho bạn. Vì mỗi người có cơ địa khác nhau và mức độ đau bụng kinh khác nhau chính vì vậy cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và đưa ra các đơn thuốc thích hợp để điều trị đau bụng kinh cho bạn. Bên cạnh đó nếu đau bụng kinh có thể là do bạn đang mắc căn bệnh phụ khoa nào đó cần có phương pháp điều trị thích hợp mới có thể khỏi bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị đau bụng kinh thì bạn Phương có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau để làm giảm đau bụng kinh:
- Trứng gà ngải cứu: đây là mộn món ăn bổ dưỡng có tác dụng bổ huyết, giảm đau mà lại dễ ăn có thể giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa chu kì một cách hiệu quả và an toàn.
- Lá ngải cứu: lá ngải cứu phơi khô sắc với nước sao cho còn một bát nước để uống giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau và co thắt tử cung, chống mệt mỏi cho chị em phụ nữ.
- Nước trà xanh pha đường phèn: trà xanh rửa sạch hãm nước nóng hòa với đường phèn để uống cũng là bài thuốc giúp giảm đua bụng một cách nhanh chóng.
- Gừng: pha nước nóng với vài lát gừng tươi và một ít mật ong giúp làm ấm cơ thể, cản lạnh do tính hàn của chị em phụ nữ vào chu kỳ giúp giảm đau, chống buồn nôn và mệt mỏi.
- Bát trận thang gia: sử dụng đằng sâm, bạch truật , bạch linh, thục địa mỗi thứ 12g kết hợp đương quy, bạch thược mỗi loại 10g và chích thảo 4g dùng sắc uống mỗi ngày.
- Nhân sâm dưỡng vĩnh thang: nhân sâm, hoàng kỳ, bạch linh, thục linh, bạch trật, bạch thược tất cả mỗi loại 12g, ngũ vị tư, viện chí mỗi loại 6g và quế chi, chích thạo mỗi loại 4g sắc đến khi còn 1 bát nước để uống.
- Thánh dũ thanh: thục địa, nhân sâm, đương quy, bạch thược, hoàng kỳ 12g mỗi loại và xuyên khung 8g dùng sắc uống như bình thường.
- Đương quy kiến trung thang: đương quy, đại táo, bạch thược 12g mỗi loại, di đường 20g, cam thảo, sinh khương mỗi loại 4g và quế chi 8g.
- Tiểu dinh tiện: thục địa, kỷ tự, hoài sơn, bạch thược, đương quy mỗi loại 12g và chích thạo 4g.